LinkedIn (www.linkedin.com) là trang mạng xã hội phổ biến đối với các nhà tuyển dụng vì có nguyên nhân của nó. Thống kê quan trọng của LinkedIn thể hiện rõ lý do tại sao. LinkedIn cung cấp hơn 19 triệu hồ sơ cá nhân, bao gồm 145.000 hồ sơ giám đốc điều hành. Ngoài ra, nó đang mở rộng nhanh chóng: hàng ngày cứ mỗi phút có 25 thành viên mới tham gia LinkedIn. LinkedIn đang nhanh chóng trở thành trang mạng xã hội việc làm và kinh doanh số một, đặc biệt ở Mỹ.
LinkedIn có nhiều nhóm đối tượng người tham gia khiến nó trở thành một mảnh đất săn tìm nhân sự màu mỡ đối với các nhà tuyển dụng, cả các hãng lẫn nội bộ tổ chức. Những công ty lớn có thể tối đa hóa tiềm năng của trang này bằng cách sử dụng Giải pháp Doanh nghiệp của LinkedIn (LinkedIn’s Corporate Solutions), một chương trình cho phép các công ty như Microsoft, eBay, T-Mobile, và L’Oreal có thể nhóm gọn thông tin liên lạc các thành viên và đăng tuyển cho một khối lượng tuyển dụng lớn. Tháng Tư năm 2007, LinkedIn giới thiệu một hệ thống quản lý dựa trên bộ trình duyệt dành cho các nhà tuyển dụng và một chương trình quảng cáo tuyển dụng cho phép các công ty có được những đối tượng mục tiêu trên LinkedIn.
Mặc dù những tính năng miễn phí của LinkedIn có thể hiệu quả đối với người sử dụng bình thường, bất kỳ ai muốn khai thác được tiềm năng thực sự của LinkedIn với tư cách một công cụ tuyển dụng nên nâng cấp lên một tài khoản trả phí với sức mạnh và tính năng lớn hơn. Trước khi lựa chọn một kế hoạch, điều quan trọng là hiểu được hệ thống thuật ngữ của LinkedIn:
– Mạng lưới của bạn – Bao gồm các mối liên lạc trực tiếp, các mối liên lạc của các mối liên lạc của bạn (ba cấp độ).
– Mạng lưới LinkedIn – Các thành viên LinkedIn không thuộc mạng lưới của bạn.
– InMail – Một tin nhắn cá nhân mà bạn có thể gửi cho bất kỳ ai tham gia LinkedIn không liên quan đến việc bạn có đang kết nối hay không. InMail là một tính năng mất phí. Số lượng InMail bạn có thể gửi hàng tháng nhiều hay ít dựa trên kiểu tài khoản của bạn.
– Introduction (Sự giới thiệu) – Một yêu cầu kết nối với một người bậc hai hay ba. Ví dụ, bạn gửi một yêu cầu đến mối liên lạc Sally đề nghị cô ấy chuyển tiếp yêu cầu giới thiệu của bạn đến một người trong các liên lạc của cô ấy, Rachel, người mà bạn muốn tiếp cận.
– Invitation (Lời mời) – Một yêu cầu kết nối với LinkedIn. Bạn có thể gửi một lời mời đến bất kỳ ai có địa chỉ email mà bạn biết, kể cả họ có hồ sơ trên LinkedIn hay không.
– OpenLink Network (Mạng lưới OpenLink) – Một tính năng cho phép bạn liên lạc và nhận tin nhắn từ các thành viên LinkedIn khác mà không bị bó buộc. Để tham gia, bạn phải có một tài khoản trả tiền, và mối liên kết mục tiêu phải mở để nhận được những tin nhắn OpenLink. Tin nhắn OpenLink là không giới hạn.
Khả năng gửi InMail và nhiều lời giới thiệu hơn là những lợi thế chính để nâng cấp thành viên LinkedIn của bạn. Tất cả những tài khoản được nâng cấp bao gồm cả quyền thành viên trong Mạng lưới OpenLink. Số lượng InMail của bạn và lời giới thiệu nhiều hay ít dựa trên tài khoản mà bạn đăng ký. Những lựa chọn bao gồm:
– Personal Plus – Với 60 đô-la mỗi năm, bạn có thể đề nghị giới thiệu trong một lần.
– Business – Với 15 đô-la hàng tháng, bạn có thể đề nghị 15 lời giới thiệu một lần và liên lạc với 3 người sử dụng mỗi tháng trực tiếp thông qua InMail.
– Business Plus – Với 50 đô-la mỗi tháng, bạn có thể đề nghị 25 lời giới thiệu một lần và liên lạc với 10 người sử dụng mỗi tháng trực tiếp thông qua InMail.
– Pro – Với 200 đô-la mỗi tháng, bạn có thể đề nghị 40 lời giới thiệu một lần và liên lạc với 50 người sử dụng trực tiếp thông qua InMail.
Tuy nhiên, để sử dụng được hầu hết các tính năng của LinkedIn như một công cụ tuyển dụng, bạn cần phải làm nhiều hơn là chỉ tạo ra một hồ sơ và tiến hành một vài cuộc tìm kiếm đơn giản các thông tin về ứng viên. Bạn cần trở thành một người sử dụng đầy quyền năng.
Ví dụ Taryn, nhà tuyển dụng cho một doanh nghiệp lớn, đã tham gia chương trình Giải pháp Doanh nghiệp của LinkedIn. Taryn được coi là chuyên gia về LinkedIn của công ty và gợi ý cho những người còn lại trong hàng ngũ tuyển dụng của công ty những cách thức tốt nhất để tối đa hóa sự đầu tư của họ vào LinkedIn.
Taryn đảm bảo rằng hồ sơ của cô trên LinkedIn đã hoàn thiện và được cập nhật vì thế các ứng viên triển vọng có thể thấy là mình đang thỏa thuận với một người, chứ không phải một công ty chung chung. Cô cũng tham gia phần LinkedIn Answears (Hỏi đáp LinkIn), hỏi và đáp những câu hỏi liên quan đến tuyển dụng để thể hiện chuyên môn của mình. Taryn đã thực hiện hầu hết các LinkedInsight (Khám phá LinkedIn) để có được một cái nhìn toàn diện về những ứng viên hàng đầu của mình và những thông tin của họ cũng như tiến hành Reference Search (Tìm kiếm tham chiếu) để tìm kiếm người có khả năng cung cấp những thông tin thêm về các ứng viên này.
Mỗi tuần tại các buổi họp đội ngũ tuyển dụng, Taryn đều dành 10 phút để minh họa những mẹo về sức mạnh tìm kiếm trên LinkedIn, như xác định các ứng viên khao khát nhất sử dụng những tính năng tìm kiếm nâng cao như từ khóa, địa điểm, và ngành nghề.
Ngoài ra, cô cũng là bậc thầy trong việc sử dụng các công cụ quản lý dự án và thông báo của LinkedIn. Cô thường xuyên đào tạo những nhà tuyển dụng mới về cách tạo những folder (hồ sơ) dự án dành cho mỗi tìm kiếm, dán nhãn (tag) các ứng viên, đăng các lời bình luận, và chia sẻ dữ liệu với những nhà tuyển dụng khác trong đội ngũ. Taryn cũng tạo ra cho nhà quản lý của mình những thông báo được tùy chỉnh thể hiện tác động của LinkedIn như một công cụ tuyển dụng. Định vị Taryn với tư cách một chuyên gia về LinkedIn, công ty của cô đã tối đa hóa việc sử dụng LinkedIn và giành được thắng lợi lớn trong việc tuyển dụng những nhân sự chất lượng trên trang này.
Nếu bạn đang tuyển dụng nhân sự, LinkedIn là nơi dành cho bạn. Dành thời gian để khám phá những tính năng cơ bản của trang mạng xã hội đang không ngừng tăng trưởng này có thể mở ra những cánh cửa dẫn đến những ứng viên thụ động mà bạn muốn tiếp cận.