Email Address

tuvan@bizcare.vn

Phone Number

0888138813

Our Location

Hà Nội - Sài Gòn

4 yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kế hoạch kinh doanh của bạn

Ngày nay để thành công trong công việc kinh doanh thì điều trước hết các doach nghiệp cần phải có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng,chi tiết và dễ áp dụng. Tuy nhiên không phải kế hoạch nào đưa vào kinh doanh củng sẽ thành công vì khi có ý tưởng kinh doanh và lập ý tưởng kinh doanh thì các doanh nghiệp chưa cân nhắc hết các yếu tố để kế hoạch đó đáp ứng được yêu cầu. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà mõi kế hoạch kinh doanh cần phải có để đảm bảo thành công.

Trước khi kinh doanh một thứ gì đó tất cả chúng ta đều tạo ra một kế hoạch kinh doanh rõ ràng chi tiết vì nếu bạn không có kế hoạch thì bạn không thể kinh doanh lâu dài được. Nếu không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề. Vậy những yếu tố quan trọng nào ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của bạn? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Yếu tố bên trong

  1. Sản phẩm và dịch vụ: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và doanh thu của doanh nghiệp.
  2. Giá cả: Giá cả sản phẩm và dịch vụ cũng ảnh hưởng đến lượng khách hàng và doanh thu của doanh nghiệp.
  3. Khách hàng: Đối tượng khách hàng, sở thích và nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng đến sự thành ng của doanh nghiệp.
  4. Quảng cáo: Chất lượng quảng cáo và chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng và tăng doanh số.
  5. Nhân viên: Chất lượng nhân viên và dịch vụ khách hàng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và doanh thu của doanh nghiệp.
  6. Cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến lượng khách hàng và doanh thu của doanh nghiệp.
  7. Vị trí: Vị trí và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến doanh thu và khách hàng tiềm năng.

Yếu tố bên ngoài

  1. Thị trường và cạnh tranh: Các thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và tình hình kinh tế chung cũng như sự cạnh tranh của các đối thủ
  2. Chính sách và quy định của chính phủ: Các quy định và chính sách của chính phủ về thuế, giá cả và các vấn đề liên quan khác
  3. Các sự kiện xã hội: Các sự kiện như đại dịch COVID-19, thiên tai, khủng hoảng chính trị, xung đột,…
  4. ng nghệ: Sự tiến bộ của ng nghệ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành ng nghiệp phụ thuộc vào ng nghệ như ng nghệ thông tin và truyền thông
  5. Văn hóa và giá trị xã hội: Văn hóa và giá trị xã hội có thể ảnh hưởng đến cách mà khách hàng và đối tác của doanh nghiệp đánh giá và tương tác với nó.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược

Người điều hành doanh nghiệp: Người này chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh và định hướng của doanh nghiệp.

Công nhân viên của doanh nghiệp : Họ trực tiếp tham gia vào các khâu sản xuất và kinh doanh

Khách hàng : Họ quan tâm đến giá cả, và lợi ích của các sản phẩm và dịch vụ,.. mà doanh nghiệp mang lại

Cộng đồng và xã hội: Chính quyền, đoàn thể, và các bên liên quan,.. họ cần doanh nghiệp quan tâm đúnng mức đến môi trường, trách nhiệm xã hội,..

Yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh

Tuy vậy không phải kế hoạch kinh doanh nào được chuẩn bị chi tiết, điều cần làm khi lên ý tưởng kinh doanh là phải cụ thể hóa và thức tế khi đưa vào thực tế kinh doanh bởi vì việc kinh doanh của bạn phải luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường và để kế hoạch kinh doanh của bạn luôn thành công thì bạn phải luôn dựa vào 4 yếu tố quan trọng sau:

  1. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày một tăng lên và việc phát triển kinh doanh của bạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu này. Nếu bạn nắm vững được nhu cầu này thì việc kinh doanh của bạn mới có thể thành công.

       2. Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản của mình.

ý tưởng kinh doanh độc đáo.

 

Bạn phải viết ra được ý tưởng kinh doanh cơ bản của mình và làm theo nó một cách tỉ mỉ, chỉnh chu và bạn cũng đừng quên là các ý tưởng kinh doanh không bao giờ tính toán được hết vì chúng ta sẽ không biết được việc kinh doanh của chúng ta sẽ lớn mạnh đến chừng nào vậy nên bạn phải có tầm nhìn về nơi bạn muốn đến chứ không phải giới hạn các ý tưởng.

        3. Nghiên cứu thị trường

Bạn phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, bao gồm sản phẩm, giá cả, các chương trình khuyến mại, quảng cáo, kênh phân phối, chất lượng, dịch vụ và đánh giá các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn, có tìm hiểu được rõ ràng thị trường và các đối thủ cạnh tranh thì bạn mới có được kế hoạch hợp lý cho mình.

         4. Cơ cấu kinh doanh của bạn phải đáp ứng được kế hoạch.

Khi bạn đưa ra một kế hoạch kinh doanh thì điều quan trọng đối với bạn là: Bạn phải xác định rõ các kế hoạch đó có thực tế hay không và quan trọng là việc kinh doanh của bạn có đáp ứng được kế hoạch hay không vì nếu như kế hoạch đó lớn hơn khả năng của bạn thì chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ thành công.

Kết luận: Khi bạn có được kế hoạch kinh doanh ưng ý và khả thi nhất thì bạn cần phải biết áp dụng nó vào việc kinh doanh của mình một cách hợp lý nhất và đưa vào lịch hoạt động kinh doanh của mình. Bạn nên lập một lịch hoạt động thật rõ ràng, khoa học để đạt hiệu quả tối đa.

Lập kế hoạch kinh doanh và 5 điều cần tránh

Chúng ta đều biết rằng muốn kinh doanh được tốt thì cần phải có kế hoạch kinh doanh. Nhưng không phải ai mới bắt đầu củng có thể lập nên một kế hoạch kinh doanh hợp lý và áp dụng nó hiệu quả vào công việc kinh doanh của mình, vẫn còn đó rất nhiều người thất bại khi kinh doanh vì kế hoạch kinh doanh của họ chưa được phù hợp.

 

Vậy bạn đã biết tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh chưa ? Việc lập kế hoạch kinh doanh bạn phải thực sự chú ý đến các tiêu chí của nó và quan trọng là bạn phải tránh được một số điều làm kế hoạch kinh doanh của bạn thất bại. Và dưới đây là 5 điều mà những người đã và đang kinh doanh thành không đều khuyên chúng ta nên tránh khi lập kế hoạch kinh doanh. Thờ ơ đối tượng khách hàng mục tiêu Dù có ý tưởng tuyệt vời về một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng thị trường vẫn không chấp nhận và bạn không bán được hàng.

 

Nếu gặp trường hợp này, bạn nên xem lại thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng. Trong bản kế hoạch kinh doanh thường mô tả những nét khác biệt trên sản phẩm hay dịch vụ và đối tượng khách hàng nhắm đến.

Nếu hai yếu tố nói trên không ăn khớp với nhau, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu. Lập quá nhiều kế hoạch và máy móc triển khai theo từng bước. Việc lập quá nhiều kế hoạch trong bản kế hoạch kinh doanh của mình sẽ làm bạn rất khó để hoàn thành nó, thêm vào đó sự áp dụng trình từ một cách máy móc sẽ chỉ làm việc kinh doanh của bạn đi xuống, vì vậy bạn cần vạch ra được những điều quan trọng nhất trong kế hoạch của mình.

Bạn có thể bắt đầu thực hiện từ bất cứ phần việc nào, đó có thể là việc mà bạn quan tâm nhất hay việc mà bạn nghĩ là cần làm trước hoặc việc mang lại nhiều lợi ích nhất cho việc kinh doanh. Nếu chưa có kinh nghiệm hoặc không lập được kế hoạch đúng cách, bạn có thể nhờ đến các dịch vụ lên kế hoạch và định mức chi phí Giải pháp marketing cho doanh nghiệp.

 

Mục tiêu không cụ thể Bạn cần phải nói rõ mục tiêu của mình qua kế hoạch kinh doanh, đừng quá ảo tưởng cũng đừng quá bi quan. Các bản kế hoạch thường đưa ra mục tiêu sẽ giành được vài phần trăm thị phần. Tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng là quá lớn và quá sức. Thay vào đó, bạn hãy đề cập cụ thể báo cáo doanh số bán hàng, xây dựng mục tiêu dựa trên các số liệu thực tế. Đưa ra những giả định thiếu cơ sở và không thực tế Những kế hoạch kinh doanh tốt nhất phải làm rõ những giả định quan trọng nhất, chứng minh tính hợp lý của chúng và định rõ cách thức để đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy chúng ta cần phải thực tế khi đánh giá kế hoạch của mình dựa vào thực tế chứ không thể dánh giá một cách thiếu cơ sở như: Khách hàng sẽ tự tìm đến mình, ngân hàng sẽ cho mình vay tiền… Không trình bày rõ năng lực

 

Đừng dài dòng, bạn nên đề cập thẳng vào các vấn đề quan trọng như thị trường, kế họach bán hàng, đội ngũ quản lý, tiềm năng phát triển, năng lực cạnh tranh. Một khi bạn đã tránh được những điều làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của bạn thì bạn củng nên có các bước đi vững chắc để áp dụng nó và song song với việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn củng cần phải tạo ra một doanh nghiệp có văn hóa vận hành để đảm bảo việc kinh doanh của mình đi đúng hướng và có ấn tượng với mọi khách hàng.